Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017

Khớp gối đau và phát ra tiếng lục cục khi di chuyển

Hỏi: Chào bác sĩ. Em năm nay 27 tuổi, dạo gần đây em hay cảm thấy đau khớp gối và khi lên xuống cầu thang hay di chuyển gối kêu lục cục rất lớn tiếng, bác sĩ tư vấn em bị bệnh gì ạ? Em có được dược sĩ tại quầy thuốc tư vấn dùng colagen type2 UC2, uống thuốc này có ảnh hưởng gì không? Làm thế nào để hạn chế đượccơn đau gối của bản thân? Cảm ơn bác sĩ đã tư vấn!
                                                         (Nguyễn Quang Trung, Hà Nội)

Trả lời

Chào bạn Trung, chúng tôi cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thắc mắc về Phòng khám Mỹ Việt, dựa theo tình trạng bạn chia sẻ, bác sĩ xương khớp Nguyễn Ngọc Nga của Phòng khám Mỹ Việt trả lời như sau:
Dựa vào những dấu hiệu của bạn hiện giờ, không thể loại trừ khả năng bạn có nguy cơ mắc bệnh khô khớp gối.
Cụ thể là, đau khi hoạt động hoặc đi lại chính là triệu chứng đầu tiên mà chúng ta thường hay gặp khi bị khô khớp gối. Các cơn đau ban đầu sẽ xuất hiện khá nhẹ nhàng, thỉnh thoảng nhíu lên khiến cho chúng ta không dễ phát hiện ra. Ngoài ra, kèm theo cơn đau khớp đó chính là hiện tượng khi di chuyển nghe tiếng lắc rắc hoặc lục cục phát ra từ khớp gối. Khô khớp có thể chỉ biểu hiện đơn độc nhưng cũng có thể kèm theo các triệu chứng khác của bệnh khớp như sưng, nóng, đỏ khớp, đau khớp, hạn chế vận động.
Em đã bị khô khớp, uống Colagen type 2 UC 2 không gây ảnh hưởng gì nhưng đây là thực phẩm chức năng hỗ trợ bệnh xương khớp nói chung chứ không phải là thuốc trị bệnh. Cách tốt nhất là em nên sớm đến các cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để thăm khám và có liệu pháp điều trị kịp thời. Tránh để đến khi bệnh khô khớp gối diễn ra nghiêm trọng nhất thì đôi chân sẽ dần yếu đi, bị teo và dẫn đến bại liệt.
Làm thế nào để hạn chế cơn đau do khô khớp gối?
Chúng ta có thể làm chậm quá trình khô khớp thông qua việc cân bằng chế độ ăn uống và tập luyện, vận động đúng mức, phù hợp tình trạng sức khỏe. Cụ thể như sau:
- Trong chế độ ăn, nên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, khoáng chất như cá biển, mực, tôm, cua, rong biển hay những loại rau mồng tơi, đậu.
- Trong sinh hoạt hàng ngày, hạn chế các tư thế ngồi xổm, tránh cúi xuống nhấc vật nặng, hạn chế lên xuống cầu thang hay ngồi hàng giờ cong vẹo người ở tư thế xấu khi thêu thùa, may vá, viết lách.
- Tránh làm động tác bẻ ngón tay kêu lắc rắc vì sẽ làm chấn thương dây chằng hay mặt khớp.
- Nên tập thể dục đều đặn. Tránh va chạm mạnh khi chơi các môn thể thao đối kháng như bóng đá, bóng rổ.
- Vươn người, co duỗi tay, chân tại chỗ, làm các bài tập thể dục nhẹ nhàng sau 45-60 phút làm việc.
Để nhận được sự tự vấn và giải đáp mọi thắc mắc về các bệnh xương khớp, xin vui lòng liên hệ với Phòng khám Mỹ Việt qua Hotline 0906 011 588 hoặc đến trực tiếp địa chỉ 620 Hoàng Hoa Thám - Tây Hồ - Hà Nội.



Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

Nên ăn gì khi bị mắc bệnh khô khớp gối

Khô khớp là một bệnh lý xương khớp thường gặp, xảy ra tình trạng khớp phát ra tiếng động lục khục hay lạo xạo khi vận động. Khô khớp không chỉ gây đau nhức mà còn có thể thúc đẩy quá trình vôi hóa khớp, hình thành gai xương khiến bệnh nhân bị hạn chế vận động. Vậy khi bị khô dịch khớp gối nên ăn thực phẩm gì để tăng cường lượng dịch nuôi khớp?

Thực phẩm cung cấp canxi

Mỗi bộ phận cơ thể có một yêu cầu riêng về dinh dưỡng cần thiết nhất, đối với xương khớp, đó là canxi. Các món ăn được hầm từ xương ống và sụn rất giàu canxi cũng như các chất dinh dưỡng có tác dụng sản sinh dịch khớp, giúp khớp gối được bôi trơn và vận động linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, các loại thịt, cá, hải sản, sữa và các chế phẩm từ sữa… chứa lượng canxi dồi dào giúp xương khớp trở nên chắc khỏe, dẻo dai.

Rau xanh và các loại hoa quả

Rau xanh và các loại trái cây giàu vitamin, khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình hấp thu canxi, vitamin D là những thực phẩm mà bệnh nhân khô khớp gối không nên bỏ qua. Trong đó, cà chua, cà rốt, bắp cải, cải thìa, cải xanh, cải xoăn, bông cải xanh, giá đỗ… chứa vitamin A, C, K, collagen, isoflavon… có khả năng sản xuất lượng dịch nuôi khớp, làm tăng mật độ xương, ngăn ngừa rạn xương và loãng xương, giảm đau nhức khớp do thoái hóa.
Bệnh nhân cũng nên ăn các loại trái cây giàu sinh tố C, magie, kali và các men kháng viêm như đu đủ, dứa, chanh, bưởi, chuối, dâu tây, bơ…. để tăng cường sức khỏe, ngăn chặn thiếu canxi và các chất nuôi sụn.

Các loại hạt ngũ cốc

Ngũ cốc sẽ mang lại hàm lượng dồi dào các loại protein, vitamin, khoáng chất, chất xơ… bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và đẩy lùi lão hóa. Trong các loại ngũ cốc này, nên chú tâm đến đậu nành vì nó có thể kích thích quá trình tự sản sinh collagen tự nhiên tại sụn khớp, giúp khớp trở nên linh hoạt và giảm bớt sự khô cứng khớp.

Nấm và mộc nhĩ

Hàm lượng vitamin D dồi dào mà dạng thực phẩm này cung cấp sẽ là cơ sở để chuyển hóa tốt canxi từ thực phẩm cho cơ thể hấp thụ. Nấm giúp kháng viêm, chống viêm tốt, vì thế được áp dụng trong điều trị bệnh khô khớp gối.
Ngoài những thực phẩm nên ăn kể trên, quan trọng nhất là người bệnh cần hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, bỏ hút thuốc lá, thuốc lào, các đồ ăn cay vì chúng có thể gây kích ứng khớp.


Để nhận sự tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc các bệnh về xương khớp, xin vui lòng liên hệ qua Hotline 0906 011 588 hoặc đến trực tiếp địa chỉ Phòng khám Mỹ Việt – 620 Hoàng Hoa Thám – Tây Hồ – Hà Nội.

Phải làm gì để phòng ngừa khô khớp gối?

Khô khớp gối là hiện tượng các khớp phát ra tiếng kêu lạo xạo, lắc rắc khi hoạt động mà ta có cảm tưởng như từng chiếc xương bị gãy nhẹ. Xét thấy nguyên nhân gây nên khô khớp gối chủ yếu là do chấn thương xương khớp, chế độ ăn uống chưa hợp lý, thừa cân béo phì, lão hóa vì tuổi tác,... Thế nên, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh lý này bằng cách chú ý điều chỉnh chế độ sống và sinh hoạt. Bài viết dưới đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cách phòng ngừa khô khớp gối hiệu quả.


Không chỉ phòng ngừa, chúng ta hoàn toàn có thể làm chậm quá trình khô khớp bằng cách cân đối chế độ ăn uống và tập luyện, vận động đúng mức, phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Trong chế độ ăn:

-         Bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, khoáng chất như cá biển, mực, tôm, cua, rong biển hay những loại rau mồng tơi, đậu.
-         Bạn cần hạn chế đồ uống có cồn, bỏ hút thuốc lá, thuốc lào, các đồ ăn gây kích ứng khớp.
-         Ngoài ra, cần bổ sung canxi vitamin D, các khoáng chất khác như magiê, vitamin K hàng ngày qua các thực phẩm như sữa, rau, trái cây để giúp xương chắc khỏe. Nếu cần thiết có thể bổ sung mỗi ngày 1 viên đa sinh tố chứa magiê, vitamin K, acid folic, vitamin B6 và B12.

Trong sinh hoạt hàng ngày:

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bạn cũng cần bảo vệ khớp khỏi các chấn thương không mong muốn bằng cách chú ý quá trình vận động và điều chỉnh tư thế sinh hoạt mỗi ngày như:
-         Cần tránh các tư thế ngồi xổm, hạn chế lên xuống cầu thang, tránh cúi xuống nhấc vật nặng hay ngồi hàng giờ cong vẹo người ở tư thế xấu khi thêu thùa, may vá, viết lách.
-         Bạn cũng không nên làm động tác bẻ các ngón tay kêu lắc rắc vì sẽ làm chấn thương dây chằng hay mặt khớp.
-         Bạn nên tập thể dục đều đặn hàng ngày. Không nên tập thể hình với mang vác tạ quá nặng ở tư thế đứng hay ngồi. Tránh va chạm mạnh khi chơi các môn thể thao đối kháng như bóng đá, bóng rổ.
-         Những lúc nghỉ giải lao giữa giờ làm việc, bạn nên vươn người, co duỗi tay, chân tại chỗ, làm các bài tập thể dục nhẹ nhàng, tránh ngồi quá lâu một chỗ hay một tư thế.
-         Khi đi ngủ thì hãy thoa dầu nóng lên các khớp gối, cổ tay hoặc cổ chân, nên gác hai chân lên cao một chút để máu lưu thông tốt hơn.
Các bác sĩ xương khớp của Phòng khám Mỹ Việt khuyến cáo, chúng ta cần tích cực chủ động phòng và điều tri khô khớp gối càng sớm thì kết quả càng cao và càng đỡ tốn kém chi phí chữa trị. Lưu ý về những điều trên để cân bằng chế độ sống hợp lý sẽ giúp bạn chăm sóc xương khớp săn chắc và dẻo dai mỗi ngày, tăng cường phòng ngừa các bệnh lý xương khớp.

Để nhận được sự tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc các bệnh về xương khớp, xin vui lòng liên hệ qua Hotline 0906 011 588 hoặc đến trực tiếp địa chỉ Phòng khám Mỹ Việt – 620 Hoàng Hoa Thám – Tây Hồ – Hà Nội.

Khô khớp gối tập thể dục thế nào?

Khikhớp gối của bạn bị khô, bạn không thể cử động thoải mái và linh hoạt như thường lệ, đồng thời khó thực hiện một số hoạt động hàng ngày. Ngoài việc tuân thủ liệu pháp điều trị của bác sĩ, bạn cũng cần kết hợp thực hiện các hoạt động và tập luyện để chữa khô khớp gối. Tuy nhiên, bạn không biết bài tập nào là tốt cho đầu gối của mình. Đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn một số bài tập hiệu quả.


Bài tập giãn gân cơ đùi sau

-         Nằm ngửa trên sàn, thư giãn cơ thể. Sử dụng một tấm trải giường hoặc dây đeo vòng quanh chân trái.
-         Nâng cao chân và sử dụng dây đeo hoặc tấm trải giường để giữ chân thẳng.
-         Giữ tư thế trong 30 giây, cảm thấy căng dọc cơ ở sau đùi và cảm nhận một lực kéo ở sau đầu gối.
-         Từ từ hạ chân xuống. Lặp lại 2 lần với mỗi chân.

Bài tập cong đầu gối chủ động

-         Nằm sấp và chân duỗi thẳng. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái, hãy nằm trên thảm hoặc đặt một chiếc khăn mềm dưới đầu gối.
-         Gập đầu gối bị ảnh hưởng để nâng chân về phía mông. Nếu đầu gối bị đau, bạn có thể thử động tác này mà không gập gối nhưng nâng chân cao nhất có thể.
-         Nhẹ nhàng di chuyển chân lên - xuống rồi trở về vị trí ban đầu.
-         Lặp lại 8 - 12 lần với mỗi chân, ngay cả khi đầu gối kia không cứng.

Bài tập giãn cơ tứ đầu đùi

-         Nằm sấp xuống sàn nhà. Móc một tấm trải giường hoặc dây đeo xung quanh cẳng chân của bạn.
-         Gập đầu gối, sử dụng dây đeo hoặc tấm trải giường để kéo gót chân về phía mông sẽ cảm thấy căng ở phía trước đùi.
-         Giữ tư thế này trong 30 giây. Lặp lại 2 - 4 lần với mỗi chân.

Bài tập giãn cơ bắp chân

-         Giữ một vật cứng như ghế, bàn hoặc tường để giữ thăng bằng.
-         Gập chân trái. Chân phải bước từng bước ra sau và nhẹ nhàng kéo giãn chân này. Nhấn gót chân xuống nền, bạn sẽ cảm thấy căng chân phải.
-         Giữ tư thế trong 20 giây. Lặp lại 2 lần với mỗi chân.

Bài tập nâng thẳng chân

-         Nằm ngửa trên sàn nhà. Sử dụng khuỷu tay hỗ trợ để nâng cao thân trên.
-         Nhẹ nhàng gập gối trái, chân vẫn ở trên sàn, giữ chân phải thẳng.
-         Cố gắng kéo cơ đùi phải và từ từ nâng chân này lên. Giữ tư thế này trong 3 giây rồi từ từ hạ chân xuống.
-         Thực hiện bài tập luân phiên chân sau. Lặp lại động tác 10 lần.

Để nhận được sự tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc các bệnh về xương khớp, xin vui lòng liên hệ qua Hotline 0906 011 588 hoặc đến trực tiếp địa chỉ Phòng khám Mỹ Việt – 620 Hoàng Hoa Thám – Tây Hồ – Hà Nội.

Cách điều trị bệnh khô khớp gối khỏi lâu dài

Bệnhkhô khớp gối vốn dĩ không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị bằng phương pháp phù hợp, kịp thời thì người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng cực kì nguy hiểm tới sức khỏe. Vậy chữa khô khớp gối bằng cách nào là hiệu quả nhất hiện nay? Điều trị như nào là an toàn nhất?


Dùng thuốc Tây y, vật lý trị liệu, châm cứu bấm huyệt là những liệu pháp điều trị các bệnh đau nhức xương khớp mà nhiều người nghĩ đến nhưng chỉ có tác dụng giảm đau, giảm bớt các triệu chứng lâm sàng, hiệu quả điều trị không cao và có thể tái phát khi ngừng sử dụng. Với hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên khoa các bệnh về xương khớp, Phòng khám Mỹ Việt khuyên bạn nên lựa chọn phương pháp chữa khô khớp gối bằng liệu pháp Đông y “Tân châm nhắm trúng đích”. Đây là liệu pháp chuyên dùng để điều trị các bệnh xương khớp được các bác sĩ Phòng khám Mỹ Việt và nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn, hài lòng và đánh giá cao, mang lại nhiều ưu việt.
Hiệu quả mang lại:  Nhắm vào đúng chỗ bị tổn thương, thoái hóa, các vùng gân, cơ, xương khớp, có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh gai xương khớp, tổn thương sụn…, đưa các vị trí đã bị tổn thương về trạng thái ban đầu như trước, giải phóng các khối gân cơ bị chèn ép.
Ưu điểm của liệu pháp
ü Hiệu quả nhanh chóng, tỷ lệ thành công cao.
ü Tránh tái phát, không phẫu thuật, không nằm viện.
ü Chi phí hợp lý.
ü Điều trị thuốc Đông y tác động vào căn nguyên bệnh.
ü Điều trị 1 - 3 lần là khỏi bệnh.
ü Không đau, không ảnh hưởng tới công việc và học tập.
ü Khỏi bệnh lâu dài, an toàn với cơ thể, không tác dụng phụ.
Ngoài tuân thủ điều trị theo liệu pháp kể trên, bạn cũng nên kết hợp cân bằng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng mỗi ngày để hỗ trợ việc điều trị hiệu quả hơn, duy trì cho xương khớp sự chắc khỏe và dẻo dai, góp phần phòng ngừa khô khớp gối tái phát.

Để tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp điều trị kể trên và giải đáp mọi thắc mắc các bệnh về xương khớp, xin vui lòng liên hệ qua Hotline 0906 011 588 hoặc đến trực tiếp địa chỉ Phòng khám Mỹ Việt – 620 Hoàng Hoa Thám – Tây Hồ – Hà Nội.

Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2017

Triệu chứng cảnh báo khô khớp gối

Khớp gối vốn là khớp có kích thước lớn nhất trong cơ thể và giữ nhiều vai trò quan trọng trong hệ vận động của con người. Do đó, đứng trước việc căn bệnh khô khớp gối xuất hiện, các hoạt động và sinh hoạt của người bệnh sẽ có nhiều thay đổi hay nguy hiểm hơn là bại liệt. Nắm rõ những triệu chứng của bệnh lý xương khớp này sẽ giúp bạn phòng ngừa và chủ động phát hiện sớm khô khớp gối, góp phần điềutrị khô khớp gối kịp thời và đạt hiệu quả.

Đau khi hoạt động

Đau khi hoạt động hoặc đi lại chính là triệu chứng đầu tiên mà chúng ta thường hay gặp khi bị khô khớp gối. Các cơn đau ban đầu sẽ xuất hiện khá nhẹ nhàng, thỉnh thoảng nhíu lên khiến cho chúng ta không dễ phát hiện ra. Vì nó không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hay đi lại nên hầu hết người bệnh sẽ chủ quan khi xuất hiện tình trạng này và thờ ơ dần. Chính vì thế lâu dần sẽ khiến cho bệnh khô khớp gối diễn biến nặng hơn rất nhiều.

Tiếng lắc rắc, lạo xạo khi di chuyển

Triệu chứng tiếp theo của bệnh khô khớp gối chính là khi di chuyển chúng ta sẽ nghe tiếng lắc rắc hoặc lạo xạo phát ra từ khớp gối. Những tiếng này làm chúng ta liên tưởng rằng đang đi trên lá khô giòn. Nếu khô khớp gối không được điều trị kịp thời thì tiếng lạo xạo sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn và nặng hơn.

Hiện tượng cứng khớp gối

Lúc này bạn sẽ cảm giác rằng khớp gối bị hơi sưng và cứng. Bởi vì lúc này hiện tượng lắng đọng cacil xảy ra, điều này khiến cho khớp gối đau đớn, khó chịu đồng thời việc đi lại sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Ngoài ra, quanh khớp gối còn có hiện tượng sưng hoặc nóng đỏ, nếu bệnh nặng, người bệnh sẽ bị sốt nhẹ.

Không đi lại được

Đây là khi tình trạng khô khớp gối đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, hầu hết người bệnh khi bước sang giai đoạn này mới tá hỏa đi thăm khám. Cơn đau càng lúc càng nhiều hơn và mạnh hơn. Mỗi bước chân di chuyển giống như sự tra tấn với người bệnh, do đó lúc này cần thiết nhất là phải hạn chế việc vận động.

Thậm chí, khi bệnh khô khớp gối diễn ra nghiêm trọng nhất thì đôi chân của người bệnh sẽ dần yếu đi, hậu quả của tình trạng này đó chính là chân bị teo và dẫn đến bại liệt.


Để nhận được sự tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc các bệnh về xương khớp, xin vui lòng liên hệ qua Hotline 0906 011 588 hoặc đến trực tiếp địa chỉ Phòng khám Mỹ Việt – 620 Hoàng Hoa Thám – Tây Hồ – Hà Nội.

Nguyên nhân gây bệnh khô khớp gối

Khô khớp gối là tình trạng phần khớp ở đầu gối phát ra tiếng lạo xạo, lục khục mỗi khi hoạt động, những tiếng động này xuất hiện có thể kèm theo những cơn đau khiến người bệnh đi lại và hoạt động khá khó chịu. Để có hướng điều trị bệnh khô khớp gối đúng đắn, trước hết mỗi người bệnh cần xác định rõ những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh. Bài viết dưới đây, bác sĩ xương khớp của Phòng khám Mỹ Việt sẽ giải đáp cho bạn 4 nguyên chính dẫn đến khô khớp gối.


Lão hóa do tuổi tác

Khi tuổi tác càng cao thì xương khớp càng dễ bị bào mòn, kéo theo nhiều hệ lụy như rách bao sụn, biến dạng tổ chức sụn. Khi xương không còn được lớp sụn bảo vệ sẽ cọ sát vào nhau và tạo nên tiếng lạo xạo, lục khục khi di chuyển.

Giảm tiết dịch khớp

Đây được cho là nguyên nhân chính gây bệnh khô khớp gối. Nguyên nhân xuất phát là từ bệnh thoái hóa khớp gối hoặc bệnh gai khớp gối, những biến đổi của cơ thể làm cho sự tiết dịch bôi trơn ở vị trí đầu khớp gối ngày càng ít. Thời gian càng kéo dài, lượng dịch tiết ra càng ít, cuối cùng chúng khô dần. Do đó, khi người bệnh vận động, các đầu xương khớp gối sẽ va chạm vào nhau tạo ra các tiếng kêu nhẹ ở vị trí này. Cùng với đó, người bệnh có thể cảm nhận được những cơn đau vô cùng khó chịu do chúng mang lại.

Tổn thương sụn khớp

Tổn thương sụn khớp là một trong các nguyên nhân gây bệnh khô khớp gối nhiều sau nguyên nhân giảm tiết dịch khớp. Sụn khớp có nhiệm vụ giảm ma sát khi cơ thể hoạt động, bảo vệ các đầu xương va chạm vào nhau nhưng không mài mòn lẫn nhau. Lớp sụn khớp này rất dễ tổn thương khi người bệnh bị ngã, chấn thương hoặc rách và giãn ra trong quá trình người bệnh vận động, tập luyện thể dục thể thao.

Tổn thương xương dưới sụn

Đây là nguyên nhân gây bệnh khô khớp gối theo thời gian và cũng là lý do vì sao người lớn tuổi có tỷ lệ mắc bệnh khô khớp gối cao hơn người ít tuổi. Theo thời gian, hệ thống xương, sụn khớp của con người bắt đầu suy yếu và dần thoái hoá. Khi đến một mức độ nhất định, các gai xương được hình thành do lượng canxi lắng đọng.

Sau khi được hình thành, các gai xương này sẽ chèn ép và đâm vào các khớp xương đầu gối. Hiện tượng này sẽ gây ra những cơn đau nhói, hạn chế khả năng vận động đi lại của người bệnh.

Để nhận được sự tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc các bệnh về xương khớp, xin vui lòng liên hệ qua Hotline 0906 011 588 hoặc đến trực tiếp địa chỉ Phòng khám Mỹ Việt – 620 Hoàng Hoa Thám – Tây Hồ – Hà Nội.

Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

Nguy cơ tràn dịch khớp gối do tập thể dục sai cách

Có rất nhiều yếu tố có thể dẫn đến tình trạng tràn dịch ổ khớp như tuổi cao, béo phì, ô nhiễm môi trường, tiền sử bệnh lý gia đình…, trong đó yếu tố vận động là đáng chú ý hơn cả. Vận động quá sức như bê vác quá nặng, các tư thế xấu như quá gập, quá với… đều có thể ảnh hưởng xấu đến hệ xương khớp, lâu ngày gây nên các bệnh về xương khớp.

Để phòng tránh các bệnh về xương khớp nói chung và tràn dịch khớp gối nói riêng, cần tránh những động tác xấu, tránh bê vác quá nặng. Trong sinh hoạt bình thường phải giữ tư thế vận động tốt, nên chọn thế đứng, ngồi thoải mái nhất, tránh ngồi hoặc đứng một tư thế quá lâu… Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe nhưng mọi người nên chọn những bài tập vừa sức, nếu tập những động tác quá khó hoặc luyện tập quá lâu sẽ dẫn đến mệt mỏi, thậm chí gây ra những biến chứng khác…
>>> Xem thêm: http://tridaukhopgoi.blogspot.com/2017/06/giai-phap-dieu-tri-tran-dich-khop-goi.html

Một số lưu ý khi tập thể dục nếu bị tràn dịch khớp gối:

-         Tập thể dục đều đặn để duy trì hoạt động linh hoạt của khớp, giúp các cơ và khớp khỏe hơn. Bơi lội là môn vận động tốt nhất vì ít gây áp lực lên các khớp nhất. Ngoài ra, các bài tập có động tác uyển chuyển như khiêu vũ giúp duy trì cử động bình thường của khớp, giảm cứng khớp và giúp cải thiện sự linh hoạt.
-         Các bài tập kéo giãn như cử tạ giúp giữ hoặc tăng cường sức mạnh của cơ, giúp chống đỡ và bảo vệ khớp bị viêm. Nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia cử tạ.
-         Thể dục nhịp điệu hay các bài tập dẻo dai như đạp xe đạp, có thể giúp giảm sưng các khớp, giúp tốt cho tim mạch, giảm cân và cải thiện chức năng toàn thân.
-         Hỏi ý kiến bác sĩ để chọn bài tập thể dục phù hợp nhất có thể hỗ trợ quá trình điều trị. Bất cứ bài tập nào mà không gây đau hay sưng trầm trọng hơn đều có thể thử để làm giảm triệu chứng viêm khớp.
Để nhận được sự tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc các bệnh về xương khớp, xin vui lòng liên hệ qua Hotline 0906 011 588 hoặc đến trực tiếp địa chỉ Phòng khám Mỹ Việt – 620 Hoàng Hoa Thám – Tây Hồ – Hà Nội.


Làm thế nào để phòng ngừa tràn dịch khớp gối?

Tràn dịch khớp gối khiến người bệnh đau đớn và dẫn đến biến chứng làm giảm vận động khớp gối, thậm chí có thể gây liệt khớp chi dưới. Điểm lại các nguyên nhân gây bệnh thường gặp, chúng ta thấy rõ tràn dịch khớp gối là bệnh có thể ngăn ngừa được. Sau đây là các biện pháp phòng ngừa bệnh lý mà các nhà chuyên gia xương khớp khuyến cáo:
Điều trị tràn dịch khớp gối để ngăn ngừa biến chứng

-         Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp, tránh dư cân béo phì.
-         Vận động thường xuyên và vừa sức: Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng, giúp tăng cường dinh dưỡng lớp sụn khớp. Hơn nữa, cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên khớp xương, giảm khả năng té ngã trong sinh hoạt và lao động.
-         Giữ tư thế luôn thẳng và cân bằng: Tư thế tốt sẽ giúp bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối. Ở tư thế thẳng sinh lý, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp sẽ đạt mức tối đa nên lực đè ép sẽ tối thiểu. Hơn nữa, khi đó sẽ có sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp.
-         Sử dụng các khớp lớn trong mang vác nặng và tránh quá sức: Khi nâng hay xách đồ nặng, cần chú ý sử dụng lực cơ của các khớp lớn như ở tay và khớp vai, khớp khuỷu; ở chân là khớp háng, khớp gối. Khéo léo sử dụng nguyên tắc đòn bẩy ở những khớp lớn để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ như cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân và nên tận dụng thêm sự hỗ trợ từ người khác hoặc dụng cụ.
-         Giữ nhịp sống thoải mái và thường xuyên thay đổi tư thế: Bạn nên sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động. Nên nhớ rằng các cơ quan trong cơ thể đều cần có sự nghỉ ngơi để tái tạo lại năng lượng. Hạn chế lặp đi lặp lại một công việc hay tư thế làm việc kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể làm tổn thương khớp.
-         Điều trị tràn dịch khớp gối theo đúng chỉ định của bác sĩ, giúp bệnh nhanh bình phục.

Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp bạn tích cực trong việc bảo vệ và chăm sóc khớp gối sống khỏe mỗi ngày, góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tràn dịch khớp gối. Để nhận được sự tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc các bệnh về xương khớp, xin vui lòng liên hệ qua Hotline 0906 011 588 hoặc đến trực tiếp địa chỉ Phòng khám Mỹ Việt – 620 Hoàng Hoa Thám – Tây Hồ – Hà Nội.

Bài thuốc nam chữa tràn dịch khớp gối hiệu quả

Điềutrị tràn dịch khớp gối bằng các phương pháp xâm lấn thường gây đau đớn cho bệnh nhân hoặc sử dụng thuốc Tây y nhiều sẽ gây hại cho gan thận. Thay vào đó, điều trị bằng cây thuốc nam đang là xu hướng được nhiều bệnh nhân tham khảo trong quá trình điều trị tràn dịch khớp gối. Bạn đọc có thể tham khảo 2 bài thuốc nam dưới đây.


Bài thuốc 1
Chuẩn bị:
-         Lấy 16g cho mỗi vị tang ký sinh, địa hoàng.
-         Các vị thuốc độc hoạt, tần giao, đương quy, thược dược, xuyên khung, đỗ trọng, ngưu tất, nhân sâm, phục linh, phòng phong,… lấy 12g mỗi loại.
-         Lấy 4g mỗi loại chích thảo, quế tâm, tế tân.
Tùy theo tình trạng bệnh nhân có thể gia giảm liều lượng bài thuốc sao cho phù hợp nhất.
Các bước thực hiện:
Cho các vị thuốc trên vào ấm đất với 5 bát nước. Sắc đến khi cạn còn một bát. Bạn cho thêm 3 bát nước vào ấm, tiếp tục sắc. Thuốc đã sắc dùng 2 lần vào sáng và tối liên tục từ 5 - 7 ngày, lưu ý không dùng khi người bệnh quá đói hoặc quá no.
Công dụng của bài thuốc: Giảm sưng đau, bổ khí huyết, ích gan thận. Sử dụng bài thuốc này với các trường hợp khớp đau nhức, tràn dịch, đau mỏi lưng.
Bài thuốc 2
Chuẩn bị:
-         8 lạng thục địa.
-         Mỗi loại 4 lạng gồm các vị thuốc sơn dược, sơn thù, thỏ ty tử, câu kỷ tử, cao lộc hương, cao quy bản.
-         3 lạng hoài ngưu tất.
-         Các vị thuốc hồng hoa, đào nhân dùng 3 đồng cân mỗi vị (1 đồng cân có khối lượng 3,75g).
-         Xuyên khung và xích thược mỗi vị thuốc khoảng 1 đồng cân.
Cách tiến hành:
Đem sấy khô các vị thuốc trên sau đó tán nhỏ thành bột mịn, đem bào nhuyễn với mật ong nguyên chất. Sau đó vo hỗn hợp trên thành viên bằng hạt đậu. Bài thuốc viên trên dùng từ 1 – 2 lần trong ngày, mỗi lần từ 4 - 8g. Thuốc dùng chung với nước muối pha loãng.
Công dụng bài thuốc: Thích hợp điều trị các tình trạng lưng gối đau mỏi, tràn dịch khớp gối, người suy nhược, hoa mắt, di tinh ở bệnh nhân.

Để nhận được sự tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc các bệnh về xương khớp, xin vui lòng liên hệ qua Hotline 0906 011 588 hoặc đến trực tiếp địa chỉ Phòng khám Mỹ Việt – 620 Hoàng Hoa Thám – Tây Hồ – Hà Nội.

Tràn dịch khớp gối nên ăn gì và kiêng gì?

Ngoài việc tuân thủ đúng liệu pháp điều trị của bác sĩ hay điều chỉnh chế độ luyện tập hợp lý, xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là cần thiết để hỗ trợ quá trình điều trị tràn dịch khớp gối đạt hiệu quả.


Tràn dịch khớp gối nên ăn gì?
-         Thịt cá: Các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ, cá thu rất giàu axit béo omega-3 có khả năng ức chế các phản ứng viêm trong cơ thể, giúp giảm đau rất tốt. Những món ăn được chế biến từ xương ống, xương sườn, xương sụn giàu canxi, glucosamine và chondroitin giúp tăng độ chắc khỏe cho sụn khớp gối, ngăn ngừa thoái hóa khớp.
-         Rau xanh và trái cây: Ăn nhiều trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, kiwi, dâu tây, việt quất, mâm xôi… để tăng cường sức đề kháng của cơ thể, hạn chế thoái hóa và viêm nhiễm khớp. Còn với rau xanh, hãy ăn bông cải xanh, bí ngô, rau xà lách, rau ngót, rau dền, bí đao…. giàu vitamin D, folic acid, calcium, sắt và có khả năng chống viêm mạnh nên thực sự tốt cho người bị tràn dịch khớp gối.
-         Ngũ cốc và các loại hạt: Lúa mì, lúa mạch, yến mạch… hay các loại hạt như đậu nành, hạnh nhân, olive, hạt điều… chứa hàm lượng vitamin B, K và axit béo omega-3 ngăn chặn quá trình viêm nhiễm khớp gối nên người bệnh cần tăng cường bổ sung vào khẩu phần ăn mỗi ngày.
Tràn dịch khớp gối kiêng ăn gì?
-         Đồ cay nóng: Các loại thực phẩm cay nóng sẽ càng sinh nhiệt làm cho vùng bị tràn dịch khớp gối trở nên nóng và viêm nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh tuyệt đối kiêng các loại thực phẩm chế biến nhiều ớt, tiêu cay, chiên rán, thức ăn nhanh…
-         Thực phẩm gây mất canxi: Nên ngừng ăn những thực phẩm tưởng chừng như vô hại nhưng chúng lại có chứa nhiều chất có thể làm giảm hấp thu canxi như: nội tạng động vật, muối ăn, rượu bia, đường…
-         Thực phẩm dễ gây viêm: Các loại thực phẩm làm tăng tình trạng viêm nhiễm mà bạn cũng nên tuyệt đối kiêng kị như cơm nếp, xôi, ngô, bánh chứa tinh bột nếp, khoai lang, khoai tây, bơ…
-         Thực phẩm làm tăng lipid: Ví dụ như: mỡ động vật, bơ, súc xích, dăm bông, các món nội tạng động vật... sẽ gây bất lợi cho việc lành lại của vùng viêm sưng
-         Thức ăn có độc: Cá ngừ, da gà, cá chép, cà mòi, trứng sữa, thịt bò, măng … nên kiêng đối với người bị tràn dịch khớp vì các món ăn này có thể sinh nhiệt gây viêm nặng hơn.
-         Đồ uống chất kích thích: Các loại thực phẩm chứa chất kích thích cũng làm tràn dịch khớp gối trở nên nặng hơn điển hình như cà phê, rượu bia, nước ngọt có ga, thuốc lá…

Để tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp điều trị kể trên và giải đáp mọi thắc mắc các bệnh về xương khớp, xin vui lòng liên hệ qua Hotline 0906 011 588 hoặc đến trực tiếp địa chỉ Phòng khám Mỹ Việt – 620 Hoàng Hoa Thám – Tây Hồ – Hà Nội.